Thiết kế nội thất không phải là cụm từ quá xa lạ, tuy nhiên, những năm gần đây, theo xu thế phát triển chung của xã hội, thiết kế nội thất ngày càng được coi trọng và dần có những bước tiến mới trong ngành nội thất nói chung. Chính vì vậy, học thiết kế nội thất cũng đang trở thành một trong những ngành nghề hấp dẫn rất nhiều bạn trẻ hiện nay. Mặc dù vậy, không phải ai cũng phù hợp với ngành này và đương nhiên, mỗi ngành nghề lại yêu cầu những kỹ năng cơ bản khác nhau. Cùng Dongsuh Furniture tìm hiểu kỹ hơn về quá trình học thiết kế nội thất ngay trong bài viết dưới đây.
Thiết kế nội thất là gì?
Trước tiên, để hiểu được học thiết kế nội thất là làm gì, cơ hội nghề nghiệp ra sao, chúng ta cần nắm được định nghĩa thiết kế nội thất là như thế nào.
Thiết kế nội thất là một bộ phận vô cùng quan trọng, không thể tách rời ra khỏi ngành kiến trúc. Bởi lẽ, công trình kiến trúc đó dù có quy mô lớn đến đâu, hình khối độc đáo đến thế nào hay kiểu dáng vô cùng đặc biệt đi chăng nữa, chỉ cần thiếu đi phần thiết kế nội thất là coi như mất đi một nửa sự hoàn hảo. Nói không ngoa, kiến trúc chính là phần xác, là xương sống của một công trình, còn thiết kế nội thất chính là phần hồn, phần tạo nên cái đẹp cuốn hút và lung linh nhất cho công trình đó. Kiến trúc nội thất không chỉ mang lại cái đẹp cho căn nhà hay căn phòng mà còn định hình những yếu tố tâm linh và phong thủy. Không những thế, thiết kế nội thất còn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tận dụng công năng sử dụng của các sản phẩm nội thất cũng như giúp cho việc sử dụng chúng được dễ dàng và tiện lợi hơn. Chính vì vậy, hiện nay, kiến trúc nội thất không chỉ được các chủ đầu tư quan tâm mà còn được chính các gia đình chú trọng.
Như vậy, có thể hiểu đơn giản, thiết kế nội thất chính là việc sắp xếp và phân khu chức năng cho các thiết bị nội thất sao cho tiện lợi khi sinh hoạt, hài hòa về màu sắc, ánh sáng, bố cục và các vật trang trí để làm sao tạo nên một không gian sống, không gian làm việc thoải mái, thuận tiện nhất. Do vậy, thiết kế nội thất chính là sự tập hợp của tất cả các yếu tố nghệ thuật, mỹ thuật và khoa học kỹ thuật.
Con người sẽ không bao giờ hoàn hảo nếu thiếu đi một tâm hồn đẹp và căn nhà của bạn cũng vậy, nó sẽ không bao giờ trở nên sống động nếu thiếu đi những thiết kế về nội thất và các trang thiết bị nội thất trong gia đình như ghế sofa, bàn trà, tủ kệ trang trí, giường ngủ, tủ quần áo, bàn ăn, kệ bếp,… Do đó, nếu muốn sở hữu một nơi ăn chốn ở hay thậm chí là một nơi làm việc thật thư giãn và thoải mái, đừng quên tạo cho mình một thiết kế nội thất thật hoàn mỹ.
Những tố chất cần có khi học thiết kế nội thất
Kỹ năng hội họa
Thiết kế nội thất cũng giống như bất kỳ ngành nghề nào khác, đều đòi hỏi một bộ tố chất nhất định. Nếu như các ngành kế toán, tài chính yêu cầu bạn phải có sự nhanh nhạy với các con số, thì ngành thiết kế nội thất đòi hỏi bạn phải có những năng khiếu và kỹ năng hội họa cơ bản, đặc biệt là kỹ năng trong nghệ thuật tạo hình. Thậm chí, khi thiết kế nội thất, bạn còn cần nhiều kỹ năng hội họa hơn cả một họa sĩ bởi lẽ, không gian thiết kế của bạn là ba chiều nên nếu không cân nhắc kỹ về bố cục cũng như các yếu tố âm thanh, ánh sáng, bạn sẽ không thể tạo nên một không gian cân đối và hài hòa.
Bên cạnh đó, thiết kế nội thất cũng là một trong những ngành nghệ thuật có tính ứng dụng cao, do đó, bạn không chỉ cần có tư duy sáng tạo liên tục không ngừng mà còn phải có một bộ óc suy diễn thực tiễn và logic cực tốt.
Kỹ năng công nghệ
Như đã đề cập ở trên, thiết kế nội thất không chỉ là một ngành nghệ thuật mà còn là một ngành khoa học kỹ thuật. Chính vì vậy, bên cạnh khả năng hội họa cũng cần phải có một bộ kiến thức liên quan đến công nghệ và kỹ thuật thật tốt, đặc biệt là những công nghệ kỹ thuật trong ngành xây dựng để có thể tính toán được kích thước của vật liệu sử dụng sao cho phù hợp với không gian kiến trúc, kết cấu điện nước như thế nào thì hợp lý,…
Do đó, thiết kế nội thất hoàn toàn không phải một ngành nghệ thuật lãng mạn trên mây trên gió mà còn là ngành đòi hỏi sự tính toán logic rất cao. Tuy nhiên, thông thường, những người có thiên hướng nghệ thuật cao lại không giỏi tính toán và ngược lại. Chính vì vậy, để tổng hòa được cả hai yếu tố này với nhau, các kiến trúc sư phải thực sự trải qua những công trình thực tế, trau dồi và học hỏi rất nhiều kiến thức mới có thể đạt tới cảnh giới cân bằng được.
Nắm được tâm lý khách hàng
Có thể khi đọc đến đây, nhiều người sẽ cho rằng liệu có phải sớm quá khi đưa yếu tố này vào bộ phẩm chất của người học thiết kế nội thất?! Tuy nhiên, hãy tư duy một cách thật rộng để thấy được tầm quan trọng của việc này. Để đưa được thiết kế của mình vào sử dụng thực tiễn, các kiến trúc sư phải trải qua sự đồng ý và kiểm duyệt của khách hàng, do đó, việc nắm được tâm lý cũng như nhu cầu của họ là vô cùng quan trọng. Ngoài ra, những yếu tố tâm lý này cũng thường bị ảnh hưởng rất nhiều bởi văn hóa xã hội. Do đó, bạn càng có kiến thức xã hội sâu rộng, bạn càng dễ nắm bắt tâm lý khách hàng và đạt được thành công trong lộ trình nghề nghiệp.
Kỹ năng làm việc nhóm
Nếu như họa sĩ có thể tự mình hoàn thành tác phẩm mà không cần đến sự trợ giúp của bất cứ ai thì kiến trúc sư lại ngược lại. Bởi lẽ, kiến trúc nội thất là một ngành nghề đòi hỏi tính thực tiễn cao, thiết kế của bạn dù có đẹp đến đâu, có hoàn hảo đến đâu, nếu không được đưa vào triển khai thực tế thì cũng chưa thể gọi là thành công được.
Thiết kế nội thất đòi hỏi bạn phải có cách làm việc thông minh và hiệu quả với các kỹ sư hiện trường để nắm rõ được những bố cục và hình thái của kiến trúc. Ngoài ra, bạn cũng cần có mối liên hệ tốt với các kỹ sư chuyên ngành, các nhà cung ứng nguyên vật liệu và thậm chí là các công nhân thực thi tại hiện trường để đảm bảo những gì hiện lên trong thực tế đúng với thiết kế ban đầu của bạn. Do đó, một kiến trúc sư thiết kế nội thất, ngoài những kỹ năng chuyên ngành còn phải có kỹ năng làm việc đội nhóm và giao tiếp cực kỳ thuyết phục.
Xem thêm: Tìm hiểu về đơn giá thiết kế nhà và thiết kế nội thất 2020
Kỹ năng tiếp cận và cập nhật thông tin
Công nghệ kỹ thuật ngày một phát triển kéo theo sự ra đời của những công nghệ và các loại vật liệu mới, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng. Chính vì vậy, các kiến trúc sư thiết kế nội thất cũng cần là người có khả năng tiếp cận và cập nhật các thông tin này một cách nhanh nhạy để phục vụ nhu cầu của khách hàng tốt hơn. Bên cạnh đó, cùng với dòng chảy không ngừng của văn hóa xã hội, nếu như các kỹ sư không có một giác quan nhạy cảm thì sẽ không thể nắm bắt kịp thời tâm lý và những xu hướng mới trong xã hội.
Những lưu ý khi theo học thiết kế nội thất
Trang trí nội thất và thiết kế nội thất là hai ngành hoàn toàn khác nhau
Nhiều người thường lầm tưởng rằng trang trí nội thất và thiết kế nội thất là một và không có sự khác nhau. Tuy nhiên, nếu thực sự dấn thân vào nghề, bạn sẽ nhìn nhận được rất rõ sự khác biệt của hai ngành này.
Khác biệt đầu tiên phải kể đến chính là nền tảng đào tạo. Nếu như trang trí nội thất chỉ cần một chút kỹ năng về phối màu và sắp xếp bố cục thì thiết kế nội thất lại đòi hỏi một môi trường giáo dục và đào tạo vô cùng bài bản và chuyên nghiệp. Như chúng ta có thể thấy, bất kỳ ai cũng có thể trở thành một nhà trang trí nội thất, tuy nhiên, không phải ai cũng có thể trở thành một kiến trúc sư thiết kế nội thất.
Thiết kế nội thất đòi hỏi không chỉ kỹ năng về nghệ thuật mà còn phải biết tư duy, tính toán sao cho bố cục trở nên thông minh và tiện lợi, bên cạnh đó, một người thiết kế nội thất còn cần nắm bắt được các xu hướng và sự thay đổi không ngừng trong ngành kiến trúc cũng như nội thất. Chính vì vậy, kiến trúc nội thất hoàn toàn không phải một ngành đơn giản.
Kỹ năng cơ bản cần có khi theo ngành thiết kế nội thất đó là kỹ năng thiết kế
Nghe thì có vẻ hiển nhiên nhưng đây thực sự là một yếu tố quan trọng cần phải nhấn mạnh. Khả năng về nghệ thuật có thể là một yếu tố bẩm sinh mà bạn tự nhiên có từ khi mới sinh ra, tuy nhiên, kỹ năng thiết kế thì cần phải trả qua quá trình học tập và rèn luyện vô cùng vất vả mới có thể đạt được. Đương nhiên, chúng ta cũng không thể phủ nhận được lợi ích của việc có một kỹ năng hội họa và nghệ thuật tốt, điều này sẽ giúp bạn nhanh chóng trở nên thành công hơn khi biết vận dụng những kỹ năng mà mình có được.
Thiết kế nội thất không đơn thuần là sắp xếp bố cục và màu sắc
Rõ ràng, yếu tố cơ bản đầu tiên trong ngành thiết kế nội thất chính là bài trí, tạo bố cục cũng như màu sắc cho kiến trúc. Tuy nhiên, đó hoàn toàn chưa phải tất cả. Còn rất nhiều thứ khác mà một nhà thiết kế nội thất cần phải nắm được trước khi bị đào thải ra khỏi ngành như các kỹ năng về công nghệ, kỹ thuật, kiến trúc thô của một căn nhà, các phầm mềm đồ họa,… bởi lẽ, một căn phòng không chỉ cần đẹp mà còn phải tiện nghi và đặc biệt hợp phong thủy để mang lại vượng khí trong gia đình.
Mức lương của ngành thiết kế nội thất hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ
Không chỉ là thiết kế nội thất mà bất kể ngành nghề nào cũng vậy, trình độ của bạn càng cao, lương của bạn càng cao và ngược lại. Đương nhiên, để có một trình độ tốt, bạn cũng sẽ phải trải qua rất nhiều những năm tháng học hỏi, trau dồi khả năng và kiến thức. Hiện nay, mức lương trung bình của các kiến trúc sư nội thất tại Mỹ đang là khoảng hơn 40.000$/ năm (tương đương với khoảng hơn 900 triệu đồng).
Đây là một khoản thu nhập không hề nhỏ, tuy nhiên hoàn toàn có thể đạt được tại Việt Nam nếu bạn thực sự có kỹ năng tốt và có một danh tiếng đủ dùng trong ngành. Bên cạnh đó, số năm kinh nghiệm cũng là một trong những vũ khí vô cùng lợi hại của các kiến trúc sư khi thỏa thuận lương thưởng tại các công ty.
Thiết kế nội thất cũng là một ngành dịch vụ
Giống như các ngành dịch vụ khác, thiết kế nội thất cũng là một trong những ngành đòi hỏi tính nhẫn nại và khả năng làm hài lòng khách hàng tuyệt đối. Nhiều kiến trúc sư sau nhiều năm trong nghề thường chia sẻ về những khách hàng vô cùng đáng sợ mà chính bản thân họ đã từng trải qua trong quá khứ.
Thực tế cho thấy, không phải khách hàng nào cũng có thể xác định rõ mục đích của mình khi tìm tới các kiến trúc sư hay các đơn vị thiết kế, và do đó, họ luôn luôn cảm thấy không hài lòng khi đến chính họ cũng không biết rằng bản thân đang thực sự muốn gì. Đây chính là lúc mà các kiến trúc sư phải phát huy khả năng kiên nhẫn và nhẫn nại với khách hàng, đồng thời đọc được nội tâm cũng như tâm lý khách hàng một cách chính xác nhất.
Cần phát triển khả năng hội họa song song với khả năng thiết kế
Nhiều kiến trúc sư khi hoạt động lâu trong ngành sẽ rất dễ mất đi khả năng hội họa và năng khiếu nghệ thuật ban đầu của bản thân, do đó, các thiết kế nội thất của họ sẽ dần mất đi tính sống động và tính bay bổng của nghệ thuật. Để khắc phục được điều này, các kiến trúc sư cần thường xuyên trau dồi khả năng hội họa của mình song song với khả năng thiết kế để vừa đảm bảo thiết kế có tính thực tiễn cao, vừa đáp ứng được yêu cầu nghệ thuật và thẩm mỹ cho khách hàng.
Thiết kế nội thất có thể làm việc tự do
Sự hội nhập ngày càng sâu rộng của xã hội mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp hơn cho các ngành nghề, trong đó có ngành thiết kế nội thất. Thiết kế nội thất giờ đây không chỉ đơn thuần dành cho các biệt thự, nhà hàng hay khách sạn mà còn mở rộng phạm vi hoạt động hơn thế nữa. Với tính linh động của mình, ngành thiết kế nội thất đã trao cho người học những cơ hội nghề nghiệp tốt hơn, đặc biệt là khả năng làm việc tự do ở bất cứ đâu và bất kỳ thời điểm nào.
Cơ hội nghề nghiệp cho người học thiết kế nội thất
Thiết kế nội thất đang dần trở thành một ngành học hấp dẫn đối với nhiều sinh viên hiện nay. Mặc dù đã có rất nhiều trường đại học mở chương trình đào tạo chính quy cho ngành học này, thiết kế nội thất vẫn vô cùng khan hiếm về mặt nhân lực bởi những yêu cầu vô cùng khắt khe của nghề mà không phải sinh viên nào khi ra trường cũng có thể đáp ứng được đầy đủ. Mặc dù vậy, vẫn có rất nhiều người sau khi tốt nghiệp phổ thông đã lựa chọn thiết kế nội thất là bước đi tiếp theo của mình bởi mức lương thưởng và cơ hội nghề nghiệp vô cùng hấp dẫn.
Nhu cầu thị trường về thiết kế nội thất hiện nay
Có thể thấy, do tính chất và yêu cầu kỹ năng nghề nghiệp cao mà không ít các nhà tuyển dụng sẵn sàng chi tiền rất mạnh tay để tuyển về những kiến trúc sư thiết kế nội thất lành nghề. Tùy thuộc vào những yếu tố như kinh nghiệm trong ngành, khả năng thiết kế, khả năng hội họa,… mà các mức lương của ngành thiết kế nội thất cũng sẽ khác nhau, trải dài từ khoảng 8 triệu đồng/ tháng trở lên.
- Cấp độ Junior là nhóm sinh viên thiết kế nội thất mới ra trường hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm trong ngành, mức lương của nhóm này dao động trong khoảng 8-12 triệu đồng/ tháng.
- Cấp độ Senior là nhóm kỹ sư đã có kinh nghiệm trong nghề từ 3-5 năm, có kinh nghiệm và một số kỹ năng cơ bản trong nghề, mức lương dao động từ 12-17 triệu đồng/ tháng.
- Cấp độ Master hay còn gọi là chuyên viên, thuộc nhóm giàu kinh nghiệm và có kỹ nặng nghề nghiệp rất tốt. Mức lương của nhóm này có thể rơi vào khoảng từ 20-30 triệu đồng/ tháng.
Yêu cầu của nhà tuyển dụng
Hiện nay, mặc dù số lượng người theo học thiết kế nội thất ngày càng tăng lên nhưng chất lượng đầu ra có đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng hay không lại là một vấn đề vô cùng lớn. Một số yêu cầu cơ bản từ phía nhà tuyển dụng đối với kỹ sư thiết kế nội thất như:
- Kiến thức chuyên môn về mỹ thuật và hội họa như bố cục, màu sắc, hệ thống ánh sáng,…
- Có hiểu biết về các nguyên vật liệu xây dựng
- Khả năng sử dụng các phần mềm thiết kế như AutoCAD, SketchUp, 3D Max, Illustrator,…
- Khả năng giao tiếp và thuyết trình trình bày ý tưởng thiết kế tốt
- Khả năng dự toán kinh phí dựa trên mức ngân sách của chủ đầu tư
- …
Nên học thiết kế nội thất ở đâu?
Hiện nay, ngoài các cơ sở giáo dục như các trường đại học, cao đẳng như Đại học Bách khoa, Đại học Kiến trúc, Đại học Xây dựng,… cũng có rất nhiều các trung tâm đào tạo ngắn hạn. Đây là cơ hội cho những ai không có điều kiện theo học những cơ sở chính quy nhưng vẫn muốn theo ngành thiết kế nội thất.
Hi vọng rằng bài viết vừa rồi đã phần nào định hình được cho bạn những điều cần biết khi theo học thiết kế nội thất cũng như những kỹ năng cần nắm được trước khi vào nghề.
Xem thêm: Bảng báo giá thiết kế nội thất các loại nhà trong năm 2020