Hiện nay, có rất nhiều gia đình theo đuổi phong cách kiến trúc nhà ống bởi sự tiện lợi và phù hợp với không gian nhỏ hẹp của các đô thị hiện đại. Chính vì vậy, việc tìm kiếm những mẫu thiết kế cầu thang sao cho phù hợp với không gian trong nhà là điều mà rất nhiều người quan tâm. Không khó để tìm kiếm được một mẫu cầu thang nhà ống đẹp, tuy nhiên, để cho mẫu thiết kế đó phù hợp với không gian gia đình, sở thích và phong cách của gia chủ, đồng thời đảm bảo tính phong thủy, tránh vận xui cho cả nhà là điều không hề dễ dàng. Cùng tham khảo một số mẫu cầu thang nhà ống trong phòng khách hiện đại dưới đây để lựa chọn cho gia đình mình một thiết kế hoàn hảo nhất nhé!
Cầu thang nhà ống là gì?
Trước khi hiểu được cầu thang nhà ống là gì và ở vị trí nào, bạn cần nắm rõ được kiến trúc của nhà ống là dạng kiến trúc gì. Rất nhiều người hiện nay vẫn còn mơ hồ về khái niệm nhà ống và những lợi – hại khi sử dụng kiểu kiến trúc này. Vậy kiến trúc nhà ống là gì? Đây là một kiểu nhà có hình chữ nhật, có chiều dài lớn hơn chiều ngang, thường được sử dụng nhiều tại các khu đô thị lớn, có diện tích sử dụng nhỏ.
Trong thiết kế kiến trúc của một ngôi nhà, đặc biệt là nhà tầng thì cầu thang đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nó tạo sự kết nối giữa các không gian trong nhà, đồng thời tăng thêm giá trị thẩm mỹ cho căn phòng. Trên thực tế, những gia đình có diện tích lớn thường dễ bố trí vị trí cũng như kích thước của cầu thang hơn so với các không gian nhỏ. Tuy nhiên, đối với những không gian nhỏ, bạn vẫn hoàn toàn có thể thiết kế cho mình một mẫu cầu thang phù hợp và tiện nghi nhất.
Thiết kế cầu thang dù là cho nhà ống hay cho bất kỳ không gian kiến trúc nào cũng đều cần đảm bảo những yếu tố cơ bản như giá trị thẩm mỹ, công năng sử dụng và phù hợp phong thủy. Bên cạnh đó, một chiếc cầu thang an toàn và tiết kiệm cũng là những tiêu chí mà nhiều gia đình hướng đến.
Cách bố trí cầu thang nhà ống
Cầu thang là thành phần rất quan trọng trong kiến trúc nội thất của căn nhà, do đó, việc bố trí nó sao cho phù hợp là điều cần được lưu tâm kỹ càng. Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết trong việc thiết kế nhà ở, hãy nhờ đến sự tư vấn của những người thân xung quanh hoặc các kiến trúc sư lành nghề để xây dựng nên một không gian gia đình tối ưu nhất.
1. Vị trí đặt chiếu nghỉ an toàn, hợp lý
Vị trí cầu thang cũng như thiết kế của nó ảnh hưởng rất nhiều đến bố cục và sự hài hòa của căn nhà. Không những thế, cầu thang còn tác động đến các yếu tố phong thủy cũng như kiểu dáng cầu thang cũng tác động rất nhiều đến mức độ an toàn của nó.
Phong thủy cầu thang bao gồm 2 phần chính là Động Khẩu và Lai Mạch. Động Khẩu là phần tính từ bậc một lên tới bậc ba và Lai Mạch là phần chân kết hợp với chiếu nghỉ.
Chiếu nghỉ thực tế chính là một bước thang bằng phẳng để nghỉ chân trong trường hợp cầu thang quá dài, tránh cho người dùng bị mệt mỏi trong lúc di chuyển. Chiếu nghỉ đóng vai trò rất quan trọng trong thiết kế cầu thang, chính vì vậy, việc bố trí chiếu nghỉ sao cho hợp lý và an toàn là điều mà bất cứ ai cũng đều quan tâm khi xây dựng nhà.
Cách đặt chiếu nghỉ của cầu thang nhà ống
Chiếu nghỉ hay chính là nơi dừng chân tạm thời cho mọi người khi lên xuống cầu thang để đảm bảo tính an toàn khi sử dụng. Theo nguyên tắc thiết kế chiếu nghỉ, chiều rộng của chiếu nghỉ không được nhỏ hơn chiều rộng của thân cầu thang. Bên cạnh đó, vị trí đặt chiếu nghỉ cũng cần hợp lý, không nên quá gần cả đầu trên hay đầu dưới của cầu thang.
Cách bố trí cầu thang nhà ống an toàn
Một số yếu tố quyết định tính an toàn của cầu thang như: chiều dài, chiều rộng, bề cao của cầu thang, độ cao của lan can, độ rộng của chiếu nghỉ, khoảng cách của chiếu nghỉ với chân cầu thang,…
Trên thực tế, kích thước chiều rộng của cầu thang thường dao động trong khoảng 0.75-1.2m, chiều cao trung bình khoảng 0.24-0.27m đối với những công trình nhà ở nhỏ đến vừa. Trong trường hợp thiết kế cầu thang cho những công trình lớn, chiều rộng cầu thang có thể lên đến 0.15m hoặc hơn, tùy vào mục đích sử dụng.
Đối với kích thước tiêu chuẩn của cầu thang kể trên sẽ rất phù hợp với những thiết kế nhà kiểu nhà ống, đảm bảo độ an toàn khi sử dụng do cầu thang không bị quá dốc hay quá hẹp, khi bước lên không tạo cảm giác mỏi chân hay mất sức.
Ngoài ra, chiều cao của lan can cũng được quy định trong khoảng trên dưới 0.9m để phù hợp với chiều cao trung bình của người Việt Nam cũng như tính phù hợp khi sử dụng.
2. Nguyên tắc bố trí cầu thang nhà ống
Khi thiết kế cầu thang nhà ống, bạn hoàn toàn có thể tự do lựa chọn các mẫu thiết kế phù hợp với sở thích và thẩm mỹ của không gian căn nhà. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý một số nguyên tắc sau đây để đảm bảo an toàn và vận khí cho các thành viên trong gia đình khi sử dụng.
Đầu tiên, xét về mức độ an toàn. Đây là yếu tố cần được đặt lên hàng đầu khi thiết kế cầu thang cho nhà ống. Mức độ an toàn ở đây không chỉ được thể hiện ở các thông số cầu thang mà còn cả thiết kế thông minh và tiện lợi của nó.
Bên cạnh đó, đối với những gia đình có trẻ nhỏ, bạn cũng cần lưu ý việc thiết kế cầu thang đảm bảo tính che chắn nhất định, tránh xảy ra những tai nạn đáng tiếc.
Ngoài ra, việc sắp đặt vị trí cầu thang cũng là yếu tố ngăn chính giữa nhà bếp và phòng khách, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, vừa tiện lợi khi sử dụng. Tuy nhiên, vị trí cầu thang ở cuối dãy nhà cũng là một ý tưởng khá hay và nên được duy trì.
Không phải đương nhiên mà hầu hết chúng ta đều thích đặt cầu thang ở vị trí giữa nhà bếp và phòng khách. Tại vị trí này, căn nhà của bạn sẽ không chỉ được nâng tầm giá trị thẩm mỹ mà còn đặc biệt tiết kiệm diện tích do cầu thang đóng vai trò như một vách ngăn giữa hai phòng mà hoàn toàn không có một bức tường nào ở đây cả.
Mặc dù vậy, xét về mặt phong thủy nhà ở thì cầu thang nhà ống vẫn thường được khuyến khích đặt sát tường hơn, đồng thời cầu thang phải lệch so với cửa ra vào để đảm bảo sự lưu thông cho các luồng khí trong nhà cũng như tạo sự thông thoáng và sáng sủa cho không gian.
Một yếu tố nữa cần được quan tâm khi thiết kế cầu thang nhà ống đó là kiểu dáng cầu thang. Kiểu dáng cầu thang có thể được thiết kế theo sở thích của gia chủ, tuy nhiên cũng cần đảm bảo nó phù hợp và hài hòa với không gian gia đình và các vật liệu nội thất khác bên trong đó.
Thông thường, các thiết kế cầu thang hiện nay được tạo nên từ vật liệu chính là bê tông cốt thép với một mặt phẳng là bê tông và các cầu thang được lát gạch sang trọng. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều loại vật liệu khác như kính cường lực kết hợp với kim loại. Những kiểu cầu thang này thường phù hợp với những người ưa thích phong cách hiện đại và tính thoáng mát cho căn nhà.
Điều cuối cùng mà bạn cần lưu ý khi thiết kế cầu thang nhà ống chính là việc tận dụng không gian gầm cầu thang. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những gia đình có không gian nhà nhỏ như nhà ống. Không gian bên dưới gầm cầu thang có thể trở nên sống động hơn rất nhiều nếu bạn biết cách tận dụng và biến nó thành một nơi chứa đồ, nơi đặt kệ tivi, nơi làm tủ sách hay hầm rượu,…
Xem thêm: Nội thất phòng khách nhà ống, phải chọn sao cho đẹp
3. Lưu ý về phong thủy khi bố trí cầu thang nhà ống
Bên cạnh những yếu tố như độ an toàn, tính thẩm mỹ, công năng sử dụng,… thì phong thủy cũng là một yếu tố quan trọng mà bạn cần quan tâm khi thiết kế cầu thang nhà ống. Phong thủy cầu thang sẽ đóng vai trò rất lớn trong việc điều hòa những luồng khí lưu thông trong gia đình, đồng thời mang lại những vận khí tốt và xua đuổi những luồng khí xấu, giúp gia chủ gặp nhiều may mắn, tránh được các điềm xui. Một số lưu ý về phong thủy mà bạn cần quan tâm như:
Không để cầu thang đối diện cửa ra vào và nhà vệ sinh
Theo thuật phong thủy, cửa ra vào là nơi đón khí, các luồng khí sẽ thông qua cửa ra vào để vào nhà và cầu thang là nơi điều hòa các luồng khí đó. Nếu để cầu thang trực diện với nơi vào của các luồng khí này sẽ rất dễ xảy ra xung đột giữa các luồng khí. Ngoài ra, nhà vệ sinh là nơi tập trung của nhiều luồng khí xấu, do đó cũng không phải là một nơi lý tưởng để đặt cầu thang đối diện nó.
Không đặt cầu thang giữa nhà
Đây là một vị trí có hướng phong thủy xấu, có thể hút cạn năng lượng của cả nhà, do đó, việc đặt cầu thang tại đây là một quyết định hoàn toàn không thông minh.
Không đặt chân cầu thang đối diện cửa phòng ngủ
Điều này được cho là sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình, đồng thời khiến cho tài sản trong nhà dễ dàng bị tiêu tán.
Giá trị thẩm mỹ của cầu thang
Giá trị thẩm mỹ của cầu thang thường được quyết định nhiều dựa trên họa tiết và màu sắc. Tùy vào phong cách kiến trúc của căn phòng mà bạn nên lựa chọn họa tiết sao cho phù hợp. Điều này cũng tương tự đúng với màu sắc. Màu sắc của cầu thang không chỉ cần phù hợp với màu sắc sơn tường mà còn cả các thiết bị nội thất khác trong nhà.
Xem thêm: Cách bố trí nội thất phòng khách đúng phong thủy
Những mẫu thiết kế cầu thang nhà ống hiện đại
1. Cầu thang thẳng đơn giản
Cầu thang thẳng là một trong những mẫu cầu thang phổ biến nhất hiện nay. Trước đây, cầu thang thẳng thường khá rộng và chiếm nhiều diện tích trong căn nhà, tuy nhiên, càng ngày các mẫu cầu thang thẳng càng được cải tiến để trở nên thanh thoát hơn, phù hợp với những căn nhà có không gian nhỏ hẹp như nhà ống.
2. Cầu thang chữ L
Cầu thang chữ L hay còn gọi là cầu thang đổi chiều 90 độ, là kiểu cầu thang có thiết kế đơn giản nhưng không kém phần sang trọng và kiểu cách. Cầu thang chữ L có ưu điểm là có thể phù hợp với mọi không gian kiến trúc bởi tính đơn giản và gọn gàng của nó. Bên cạnh đó, cầu thang chữ L cũng mang lại sự kết hợp đầy tinh tế và táo bạo với các thiết bị nội thất trong gia đình khi tận dụng những không gian trống bên dưới gầm cầu thang. Đây cũng là mẫu cầu thang cũng rất được ưa chuộng bởi tính an toàn và dễ làm sạch.
Tùy vào phong cách của căn nhà mà bạn có thể lựa chọn chất liệu làm cầu thang chữ L sao cho phù hợp. Chẳng hạn như, đối với những gia đình theo phong cách cổ điển thì một chiếc cầu thang chữ L bằng gỗ màu cánh gián sẽ rất phù hợp. Ngoài ra, đối với những căn nhà mang hơi hướm hiện đại thì chất liệu kim loại như sắt hay inox sẽ là phù hợp hơn cả, kết hợp với màu sơn tươi sáng, phù hợp với không gian và nội thất căn phòng, bạn sẽ có được một bộ thiết kế nội thất vô cùng nổi bật.
3. Cầu thang đổi chiều (chữ U)
Cầu thang chữ U hay còn gọi là cầu thang đổi chiều 180 độ, được cấu tạo bởi hai cầu thang thẳng song song, được kết nối với nhau bằng một chiếc chiếu nghỉ ở giữa. Cầu thang chữ U giúp tiết kiệm diện tích, do đó phù hợp với những gia đình có không gian nhỏ. Bên cạnh đó, cầu thang chữ U còn có tính thích ứng cao, có thể phù hợp với mọi không gian kiến trúc từ hiện đại đến cổ điển. Đặc biệt, kiểu cầu thang này còn có cấu tạo chiếu nghỉ khá rộng, tạo không gian thoải mái khi di chuyển lên xuống cho mọi người.
Tuy nhiên, đây là mẫu cầu thang đòi hỏi nhiều kỹ thuật khó trong xây dựng, chính vì vậy sẽ rất tốn kém cả về thời gian và tài chính để có thể xây dựng nên một chiếc cầu thang chữ U hoàn chỉnh.
4. Cầu thang xoắn ốc
Nếu bạn đang tìm kiếm một chiếc cầu thang với phong cách đầy thi vị và quyến rũ thì cầu thang xoắn ốc thực sự là một lựa chọn tuyệt vời. Cầu thang xoắn ốc không chỉ giúp tiết kiệm không gian cho nhà ống mà còn là một trong những kiểu cầu thang hiện đại, không bao giờ bị lỗi thời. Tuy nhiên, cầu thang xoắn ốc có một nhược điểm đó chính là không phù hợp với những gia đình có trẻ nhỏ hay nói chính xác thì nó không đảm bảo độ an toàn tuyệt đối khi sử dụng với trẻ em.
Cầu thang xoắn ốc có thể được tạo nên bởi nhiều mẫu mã và chất liệu khác nhau, nhưng phổ biến và có thể nói là phù hợp nhất thì chính là kính cường lực. Thử tưởng tượng nhà bạn có một chiếc cầu thang thiết kế xoắn ốc được làm từ kính cường lực với thiết kế uốn lượn mềm mại, thực sự sẽ vô cùng hấp dẫn và cuốn hút mỗi khi bước vào.
5. Cầu thang uốn cong
Cầu thang chính là điểm kết nối giữa các không gian của căn nhà. Một chiếc cầu thang uốn cong sẽ rất nổi bật nếu bạn biết kết hợp các vật liệu cũng như kiểu dáng và màu sắc của chúng với nhau. Với kiểu dáng uốn lượn mềm mại, cầu thang uốn cong không chỉ mang lại vẻ đẹp sang trọng mà còn vô cùng thanh thoát cho căn phòng, thể hiện sự tinh tế của gia chủ mỗi khi nhìn vào.
Bên cạnh đó, cầu thang uốn cong còn có một ưu điểm rất nổi bật đó chính là tiết kiệm không gian diện tích, điều vô cùng cần thiết đối với những gia đình có kiến trúc dạng nhà ống. Ngoài ra, cầu thang uốn cong còn có thiết kế đa dạng, dễ dàng sắp xếp ở nhiều vị trí khác nhau, đồng thời có thể biến tấu được nhiều loại phong cách, từ hiện đại đến cổ điển tùy thuộc vào không gian ngôi nhà cũng như sở thích của bạn.
6. Cầu thang gỗ
Từ xa xưa, gỗ đã luôn là chất liệu nội thất được ưa chuộng nhất không chỉ bởi độ bền với thời gian mà còn vì tính thẩm mỹ của chúng. Cầu thang gỗ mang lại cho không gian gia đình một vẻ đẹp sang trọng, đẳng cấp và trường tồn mãi với thời gian.
Cầu thang gỗ bên cạnh việc đảm bảo an toàn khi sử dụng còn góp phần làm nổi bật thêm tính thẩm mỹ cho căn nhà. Cầu thang gỗ không chỉ thể hiện tính hiện đại, sang trọng mà còn làm bật lên tính uy nghi của căn nhà. Chính vì vậy, từ trước đến nay, cầu thang gỗ vẫn luôn là một trong những lựa chọn hàng đầu đối với các gia đình khi xây dựng tổ ấm.
Giống như các loại cầu thang nhà ống khác, cầu thang gỗ cũng có rất nhiều kiểu cách và mẫu mã khác nhau, nhưng phổ biến và được ưa chuộng hơn cả là cầu thang gỗ trụ vuông và trụ tròn bởi chúng mang lại cảm giác vững chắc cũng như tính thẩm mỹ rất cao cho căn nhà của bạn.
7. Cầu thang kính
Cầu thang kính là một trong những mẫu cầu thang đặc biệt phù hợp với những ngôi nhà có cấu trúc dạng nhà ống bởi nó sẽ làm tăng thêm không gian về mặt cảm giác cũng như tạo sự thông thoáng tốt hơn cho căn nhà. Cầu thang kính còn mang lại hơi thở hiện đại cho những người ưa thích phong cách đơn giản nhưng vẫn không kém phần sang trọng.
Cầu thang kính có nhiều kiểu dáng và tên gọi khác nhau tùy thuộc vào hình dạng và cấu tạo của cầu thang. Một số loại cầu thang kính thường thấy như: cầu thang kính chân cao, cầu thang kính chân lửng, cầu thang kính bắt pass, cầu thang kính chân nhôm, cầu thang kính tay vịn gỗ,… Thông thường, kính cường lực sẽ có độ dày dao động khoảng 10 đến 19 ly tùy vào mục đích sử dụng của gia chủ. Các loại tay vịn và chân cầu thang cũng có thể sử dụng bằng nhiều chất liệu khác nhau từ gỗ đến inox,… Mỗi loại vật liệu mang lại một vẻ đẹp khác nhau, bạn có thể cân nhắc lựa chọn dựa trên phong cách nội thất nội tại của căn nhà và sở thích của chính bạn.
Xem thêm: Top 30+ kiến trúc nhà đẹp trong năm 2020