Giải pháp xây nhà tiền chế hiệu quả và tiết kiệm chi phí đang trở thành xu hướng phổ biến khi giá bất động sản tăng cao. Xây dựng nhà tiền chế không chỉ nhanh chóng mà còn đảm bảo chất lượng và tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu và lao động. Phương pháp này tập trung vào sử dụng vật liệu giàu công nghệ, như vật liệu xây dựng nhẹ, đặc tính cách nhiệt và chống ồn. Với sự gia tăng nhu cầu nhà ở, giải pháp này giúp người mua nhà tiết kiệm được một khoản chi phí quan trọng và nhanh chóng có nhà ở mà không phải chờ đợi lâu.
Mô hình xây nhà tiền chế còn khá mới ở Việt Nam nhưng thực tế đã có từ lâu trên thế giới. Đặc biệt nhà tiền chế có ưu điểm chi phí thấp, tiết kiệm thời gian và khá bền vững trong mọi điều kiện thời tiết.
Khái niệm nhà tiền chế hay còn gọi là nhà thép tiền chế trong xây dựng được hoàn thiện theo quy trình khép kín, toàn bộ công trình được sản xuất trong nhà máy và được vận chuyển đến địa điểm cần xây. Chính vì vậy, nhà tiền chế có nhiều ưu điểm hơn so với phương pháp xây nhà truyền thống như tiến độ thời gian, độ chính xác, hiệu quả, vật liệu an toàn môi trường và tiết kiệm chi phí.
Xây nhà tiền chế hoàn toàn không mới, nói cách khác tại thế chiến thứ hai đã có một số dự án nhà tiền chế thành công nhưng không may lúc đó chưa phát triển, còn nhiều hạn chế về mặt thương mại.
Ngày nay, với sự hỗ trợ công nghệ, mô hình xây nhà tiền chế đã giúp ngành công nghiệp tăng năng suất, giải quyết cuộc khủng hoảng bất động sản trong và sau đại dịch COVID-19.
Về nguyên tắc, quá trình tạo nên nhà tiền chế hoàn chỉnh được trải qua các giai đoạn như thiết kế 2D, 3D, gia công với mô đun sẵn có tại nhà máy và lắp dựng tại công trình trong thời gian ngắn. Toàn bộ công đoạn trên hoàn toàn sử dụng máy móc công nghệ cao để thay thế nhân công.
Hiện nay, tại các nước phát triển đã xuất hiện nhiều mẫu nhà tiền chế làm bằng bê tông, gỗ và các vật liệu khác thân thiện môi trường với thiết kế bên trong ấn tượng. Tuy nhiên, dù là nhà ở công nghiệp hóa nhưng thiết kế vẫn phải đảm bảo tiện ích tối đa, tiêu chuẩn hóa về tổng thể.
(Nguồn: Archdaily)