Khi mua nhà đất, không bắt buộc cả hai vợ chồng đồng ý. Quyết định mua nhà đất có thể được đưa ra bởi một trong hai bên mà không cần sự chấp thuận của cả vợ và chồng. Điều này có nghĩa là nếu một trong hai người muốn mua một ngôi nhà hoặc mảnh đất, họ có quyền làm điều đó mà không cần đồng ý của người kia. Tuy nhiên, việc không có sự đồng ý có thể tạo ra mâu thuẫn trong quan hệ hôn nhân và gây tranh cãi. Việc mua nhà đất nên được thảo luận và đưa ra quyết định cùng nhau để đảm bảo sự hiểu biết và thoả thuận của cả hai bên.
CafeLand - Vì các lý do khác nhau (một người đi làm thủ tục mua bán cho tiết kiệm thời gian, có người bị đau ốm…) nên nhiều cặp vợ chồng để một người đi thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng mua nhà đất, sang tên trên sổ đỏ.
Tuy nhiên, thời gian qua một số văn phòng công chứng lại yêu cầu người mua nhà đất phải có mặt cả hai vợ chồng (hoặc có giấy ủy quyền của người này cho người kia) thì mới đồng ý công chứng hợp đồng mua bán nhà đất, trường hợp người mua chưa đăng ký kết hôn thì phải có giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
Để mọi người biết rõ về vấn đề này nhằm bảo vệ được quyền lợi chính đáng của mình, Luật sư Phạm Thanh Hữu, Đoàn luật sư TP. Hồ Chí Minh có một số chia sẻ pháp lý sau đây:
Thứ nhất, pháp luật hiện hành không có quy định nào bắt buộc khi mua nhà đất phải có sự đồng ý của cả vợ và chồng. Do đó, khi làm thủ tục công chứng hợp đồng mua bán nhà đất, sang tên trên sổ đỏ thì vợ hoặc chồng có thể đứng tên một mình mà không cần có sự xuất hiện của cả hai.
Việc pháp luật không bắt buộc cả hai vợ chồng phải đồng ý khi mua nhà đất là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn (đơn giản hóa thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian của các bên).
Thứ hai, pháp luật không ‘siết’ lúc mua nhưng lại ‘siết’ khi bán; khi bán nhà đất thì cần phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng hoặc có giấy tờ chứng minh đây là tài sản riêng của một người.
Về nguyên tắc, dù sổ đỏ của phần nhà đất chỉ đứng tên vợ hoặc chồng nhưng đây vẫn được coi là tài sản chung hình thành trong thời kỳ hôn nhân. Như vậy, kể cả trường hợp người vợ hoặc chồng tự mua thì đó vẫn là tài sản chung, khi bán phải cần sự đồng ý của hai vợ chồng.
Tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, nếu trường hợp chỉ vợ hoặc chồng đứng tên trên sổ đỏ và nguồn tiền để mua xuất phát từ tài sản riêng thì phần nhà đất đó thuộc về tài sản riêng của họ. Thực tế để chứng minh nguồn tiền để mua phần nhà đất đó là tài sản riêng rất khó, do đó đa phần tài sản vẫn xác định là “chung của vợ chồng”.
Vậy, trường hợp văn phòng công chứng yêu cầu người mua nhà đất phải có mặt cả hai vợ chồng (hoặc có giấy ủy quyền của người này cho người kia) thì mới đồng ý công chứng hợp đồng mua bán nhà đất, trường hợp người mua chưa đăng ký kết hôn phải có giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; rõ ràng văn phòng công chứng đã thực hiện không đúng pháp luật, gây khó khăn cho người mua nhà đất.
Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng_Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng. |